TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA

Hotline

0911 736 188

Cách theo dõi tăng huyết áp khi mang thai ngừa biến chứng ở mẹ bầu và thai nhi

Một số phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai có thể khiến mẹ và con có nguy cơ gặp các vấn đề trong thai kỳ. Tăng huyết áp cũng có thể gây ra các vấn đề trong và sau khi sinh.

Tăng huyết áp (huyết áp cao), được định nghĩa là huyết áp lớn hơn hoặc bằng 130/80 mm Hg. Tình trạng huyết áp này có thể gây những vấn đề sức khoẻ khá nghiêm trọng đối với một số phụ nữ mang thai vì nó có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. 

Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt, tăng huyết áp trong thai kỳ không phải lúc nào cũng nguy hiểm. 

Cách theo dõi tăng huyết áp khi mang thai ngừa biến chứng ở mẹ bầu và thai nhi 2
Huyết áp bình thường trong thai kỳ là khoảng120/80 mm Hg.

1. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp khi mang thai

Có một số nguyên nhân có thể gây ra huyết áp cao ở phụ nữ mang thai đó là phụ nữ mang thai trên 35 tuổi; phụ nữ thừa cân hoặc béo phì; những người ít hoạt động thể chất; hút thuốc, uống rượu.  

Ngoài ra những người có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp liên quan đến thai nghén, phụ nữ mang song thai hay đa thai hoặc người thực hiện công nghệ hỗ trợ sinh sản (chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc IVF). Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường hoặc một số bệnh tự miễn khác cũng có nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ.

2. Các loại tình trạng huyết áp liên quan đến thai kỳ

Huyết áp cao khi mang thai có thể được chia thành ba tình trạng khác nhau.

Tăng huyết áp mạn tính

Khi phụ nữ bị huyết áp trước khi mang thai được gọi là tăng huyết áp mạn tính và thường được điều trị bằng thuốc huyết áp. Các bác sĩ cũng coi tăng huyết áp xảy ra trong 20 tuần đầu của thai kỳ là tăng huyết áp mạn tính.

Tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Khi được chẩn đoán trước 30 tuần, có nhiều khả năng sẽ tiến triển thành tiền sản giật.

Tăng huyết áp mạn tính với tiền sản giật

Phụ nữ bị tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai có thể bị tiền sản giật. Điều này xảy ra khi protein trong nước tiểu hoặc các biến chứng khác khi quá trình mang thai tiến triển.

3. Theo dõi huyết áp khi mang thai

Chỉ số huyết áp là một phân số: huyết áp tâm thu trên huyết áp tâm trương.

Con số trên cùng là huyết áp tâm thu, là phép đo áp lực lên động mạch khi tim đập hoặc ép máu đi qua cơ thể.

Huyết áp tâm trương, hoặc số thấp hơn, là phép đo huyết áp trong động mạch của bạn khi tim nghỉ ngơi.

Huyết áp bình thường khi mang thai là bao nhiêu?

Để xác định huyết áp “bình thường” khi mang thai, bác sĩ có thể sẽ đo huyết áp cơ bản trong lần khám đầu tiên. Sau đó, họ sẽ đo huyết áp của thai phụ ở mỗi lần khám sau đó.

Huyết áp bình thường khoảng 120/80 mm Hg.

Khi nào là tăng huyết áp cao khi mang thai?

Nếu huyết áp cao hơn 130/90 mm Hg có thể là nguyên nhân đáng lo ngại. Huyết áp cao khi mang thai được định nghĩa là ở tâm thu 140 mm Hg hoặc cao hơn, với tâm trương là 90 mm Hg hoặc cao hơn.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thường là từ tuần thứ 5 đến giữa của quý thứ hai, huyết áp của phụ nữ mang thai thực sự có thể giảm xuống. Điều này là do các hormone thai kỳ có thể kích thích các mạch máu mở rộng. Do đó, khả năng chống lưu lượng máu không cao.

Thay đổi huyết áp khi mang thai

Khi phụ nữ tiến triển trong quá trình mang thai, huyết áp của họ có thể thay đổi hoặc trở lại mức trước khi mang thai. Có một số lý do có thể dẫn đến điều này.

Lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng tới 45% khi mang thai. Đây là lượng máu bổ sung mà tim phải bơm cho toàn cơ thể.

Tâm thất trái (bên trái của tim thực hiện một lượng bơm đáng kể) trở nên dày hơn và lớn hơn. Tác động tạm thời này cho phép tim làm việc nhiều hơn để hỗ trợ lượng máu tăng lên.

Thận tiết ra một lượng lớn vasopressin, một loại hormone dẫn đến tăng khả năng giữ nước.

Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp cao khi mang thai sẽ giảm sau khi sinh em bé. Trong trường hợp huyết áp vẫn tăng, thai phụ phải được theo dõi thường xuyên và được kê đơn thuốc để huyết áp trở lại bình thường.

4. Các biến chứng tăng huyết áp khi mang thai 

Huyết áp cao khi mang thai nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.
Phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ, theo dõi huyết áp để phòng các biến chứng thai sản xảy ra.

Các biến chứng do tăng huyết áp thai kỳ đối với người mẹ: dễ xảy ra tiền sản giật và Hội chứng HELLP

Tiền sản giật: Tình trạng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan của thai phụ, bao gồm não và thận. Tiền sản giật hay còn được gọi là chứng nhiễm độc máu. Tiền sản giật với cơn co giật trở thành sản giật. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong. Các triệu chứng của tiền sản giật bao gồm:

  • Sưng bất thường ở tay và mặt
  • Nhức đầu dai dẳng
  • Nhìn thấy các điểm hoặc có những thay đổi trong tầm nhìn
  • Đau bụng trên
  • Buồn nôn hoặc nôn sau khi mang thai
  • Khó thở

Vì tiền sản giật có thể nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi, nên đi khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào. Thường xuyên đi khám bác sĩ và cho bác sĩ biết về bất kỳ thay đổi nào có thể giúp họ phát hiện và điều trị sớm chứng tiền sản giật.

Hội chứng HELLP: Làchứng tan máu, tăng men gan và số lượng tiểu cầu thấp. Tình trạng này nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng, và có thể là một biến chứng của tiền sản giật. Các triệu chứng liên quan đến HELLP bao gồm: Buồn nôn, nôn; Đau đầu; Đau bụng trên.

Vì hội chứng HELLP có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các hệ thống cơ quan quan trọng đối với sự sống, thai phụ cần thăm khám thường xuyên để điều chỉnh huyết áp ổn định vì sức khỏe của mẹ và con. Trong một số trường hợp, sinh non là bắt buộc.

Huyết áp cao khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thai nhi. Điều này có thể khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân, các biến chứng khác bao gồm:

Bong nhau thai, một trường hợp cấp cứu y tế trong đó nhau thai bong ra khỏi tử cung sớm

Sinh non trước 38 tuần của thai kỳ và thai phụ có nhiều khả năng phải sinh mổ.

Đối với em bé: Dễ bị sinh non (sinh trước 38 tuần của thai kỳ) và nhẹ cân (khi em bé sinh ra nặng dưới 2,5 kg) . Huyết áp cao của người mẹ gây khó khăn hơn cho việc em bé để có đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển, vì vậy người mẹ có thể phải sinh con sớm.

5. Nên làm gì nếu bị tăng huyết áp trước, trong hoặc sau khi mang thai?

Trước khi mang thai

Lập kế hoạch mang thai và nói chuyện với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và những loại thuốc đang sử dụng. Nếu dự định có thai, hãy gặp bác sĩ tư vấn để được kê các loại thuốc an toàn trong thai kỳ. Ngoài ra cần chú ý thực hiện cách để giữ cân nặng hợp lý thông qua ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

Trong khi mang thai

Cần được bác sĩ tư vấn về bất kỳ loại thuốc nào an toàn cho thai kỳ. Ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.

Theo dõi huyết áp tại nhà, liên hệ với bác sĩ nếu huyết áp cao hơn bình thường hoặc nếu có các triệu chứng của tiền sản giật.

Tiếp tục chọn thực phẩm lành mạnh và giữ cân nặng hợp lý.

Sau khi mang thai

Chú ý đến cảm giác sau khi sinh. Nếu bị tăng huyết áp trong khi mang thai, thai phụ có nguy cơ cao bị đột quỵ và các vấn đề khác sau khi sinh. Nếu bạn có các triệu chứng của tiền sản giật sau khi sinh cần liên hệ ngay với bác sĩ.

6. Ngăn ngừa tăng huyết áp khi mang thai

Huyết áp cao khi mang thai nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.
Thai phụ nên tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hằng ngày với các bài giảm căng thẳng như các bài tập yoga…

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của huyết áp cao, chẳng hạn như béo phì, có thể được giảm thiểu thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục:

Khi mang thai, tăng cân là điều bình thường nhưng cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo bão hòa, muối và đường trong chế biến thức ăn. Muối có hại cho phụ nữ mang thai và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Nên uống nhiều nước.

Tránh hút thuốc và uống rượu vì đây là nguyên nhân tăng huyết áp và gây ra các biến chứng khác trong thai kỳ.

Mang thai gây ra những thay đổi về hormone cũng như những thay đổi về tâm lý và thể chất. Điều này có thể gây căng thẳng, khiến huyết áp cao khó kiểm soát hơn. Nên dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn hằng ngày với các bài giảm căng thẳng như các bài tập yoga…

Thai phụ cần khám thai định kỳ và theo lịch hẹn của bác sĩ. Nên tự theo dõi huyết áp tại nhà, nếu có bất thường cần liên hệ với bác sĩ và ngay lập tức để kịp thời phòng tránh các biến chứng xảy ra, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con.

Bác sỹ Hồng Sơn

(Sức khỏe và Đời sống)

Dịch vụ Y tế Khánh Hòa
Logo
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare