Một trong những loại khối u ác tính thường gặp. Ung thư gan có 2 loại: là nguyên phát và thứ phát, loại đầu là khối u nguyên phát ở gan, loại sau là ung thư do các tế bào ung thư nguy phát ở các vị trí trên cơ thể, qua tuần hoàn máu vào gan sinh trưởng dẫn đến. Nam phát bệnh nhiều hơn nữ 2,59 lần, phần lớn ở vào độ tuổi sau 30 tuổi. Triệu chứng có chán ăn, bụng trướng buồn nôn, toàn thân mệt mỏi gầy sút, thiếu máu tăng tiến, đau liên tục hoặc đau từng cơn ở vùng gan, gan sưng, cứng chắc, bề mặt không nhẵn, tràn dịch màng bụng,… Kiểm tra miễn dịch học huyết thanh thấy fetuin A dương tính, kiểm tra sóng siêu âm gan, cắt lớp chất đồng vị phóng xạ, chụp cắt lớp X-quang (CT) và làm sinh thiết mô gan sẽ chẩn đoán được chính xác. Nguyên nhân của ung thư gan nguyên phát vẫn chưa được làm rõ, được cho là có liên quan tới việc nhiễm (virut) viêm gan B, caftatoxin, nitrozamin và các chất hữu cơ clorua trong nguồn nước. Trạng thái dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát bệnh ung thư gan. Các điều tra bệnh học dịch tễ cho thấy lượng protein, vitamin B2, C đưa vào trước khi phát bệnh ở bệnh nhân ung thư gan thấp hơn với người bình thường. Mức nguyên tố vi lượng selen trong huyết thanh tương quan âm với tỉ lệ tử vong của ung thư gan. Hàm lượng selen và molipđen trong đất và nước ở những vùng phát bệnh cao đều thấp hơn so với những vùng phát bệnh thấp. Ăn muối đã cường hóa natri axit selenơ (sodium senlanous acid) sẽ hạ thấp được tỉ lệ phát bệnh ung thư gan nguyên phát và tỉ lệ phát bệnh viêm gan B. Tiêm vắc xin viêm gan, tránh các thức ăn như lạc, ngô,… bị mốc, tiến hành đo kiểm tra anatoxin và cải thiện chất lượng nguồn nước uống là một biện pháp phòng ngừa cấp 1 đối với bệnh ung thư gan.
Các biện pháp phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
1) Trên cơ sở chế độ ăn cân đối, tăng thêm tỉ lệ protein và giảm bớt tỉ lệ lipit đưa vào cho thỏa đáng. Trong tổng năng lượng, cần làm cho protein chiếm 12 – 15%, lipit chiếm 15 – 20%, cacbohiđrat chiếm 55 – 73%, đồng thời ăn thức ăn loại tinh bột là chính.
2) Ở những vùng phát bệnh ung thư gan cao, sẽ tiến hành phòng ngừa bằng cách bổ sung thêm selen, mỗi ngày cung cấp 0,10 – 0,2mg.
3) Vitamin B2 là loại coenzim quan trọng trong gan, có thể thúc đẩy được tác dụng hấp thu của tế bào gan, duy trì chức năng sinh lí bình thường, khi bị thiếu dễ dẫn đến ung thư gan. Cho nên cần tăng cường cung cấp vitamin B2, lượng cung cấp mỗi ngày nên là 3-5mg.
4) Cung cấp đầy đủ β – caroten, vitamin A, E và C, sẽ có tác dụng bảo vệ gan, lượng cung cấp mỗi ngày nên tăng gấp 2-3 lần lượng cung cấp bình thường.
5) Với những bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ngoài việc chú ý tăng cường cung cấp protein ra, còn cần tăng thêm các chất dinh dưỡng nói trên. Trong thời gian trị liệu bằng phóng xạ, trị liệu bằng hóa chất, đặc biệt cần tăng cường bổ sung protein, β – caroten, vitamin E, C và selen, để giảm bớt tác dụng phụ của trị liệu bằng phóng xạ, bằng hóa chất.
Vinh Nguyễn tổng hợp