TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA

Hotline

0911 736 188

‘Phân loại đúng bệnh nhân sẽ giảm gánh nặng y tế’

[ad_1]

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, viện Nhiệt đới Trung ương, nhận định hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới của Bộ Y tế là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế ca bệnh nặng.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 được Bộ Y tế cập nhật lần thứ sáu vào ngày 14/7, gồm bốn điểm mới: Bổ sung các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân Covid-19; cập nhật thời gian diễn biến nặng; chia tiêu chuẩn xuất viện thành ba mức; lưu ý vấn đề xử trí sớm các biểu hiện thần kinh và tâm thần ở người bệnh.

Trao đổi với VnExpress ngày 20/7, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết điểm đáng chú ý nhất trong hướng dẫn mới là thay đổi, bổ sung triệu chứng lâm sàng, kết hợp với phân loại bệnh nhân thành 5 mức độ: Không triệu chứng; mức độ nhẹ với biểu hiện viêm đường hô hấp trên cấp tính; mức độ vừa với biểu hiện viêm phổi; mức độ nặng khi viêm phổi nặng và mức độ nguy kịch. Một số thuốc được thêm vào phác đồ như thuốc chống đông, chống viêm để bác sĩ chỉ định dựa trên phân loại mức độ bệnh, không cần xét nghiệm.

“Phân tầng điều trị đúng, đồng thời các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ được theo dõi sát sao và điều trị bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm trong hướng dẫn mới rất quan trọng, giảm tử vong, giảm gánh nặng y tế”, bác sĩ Phúc nhận định.

Bộ Y tế đã phân loại 5 mức độ bệnh rất rõ ràng và phân bổ các phương pháp điều trị, xét nghiệm cần thiết để điều trị cho từng mức độ, theo bác sĩ Phúc. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát ở nhiều tỉnh thành, nhiều cơ sở y tế chưa có kinh nghiệm điều trị Covid-19 và thiếu trang thiết bị, cơ sở y tế địa phương có thể căn cứ vào hướng dẫn này để trang bị thêm những xét nghiệm và phương thức điều trị phù hợp. Nếu cơ sở y tế địa phương không đáp ứng được về thiết bị và điều trị, họ sẽ dựa vào mức độ phân loại để chuyển bệnh nhân đến nơi có đủ điều kiện điều trị.





Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp, ngày 18/7. Ảnh do bác sĩ cung cấp.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp, ngày 18/7. Ảnh do bác sĩ cung cấp.

Bộ Y tế cũng rút ngắn thời gian theo dõi từ khi có triệu chứng đến diễn biến nặng còn 5-8 ngày. Cách giúp các bác sĩ chú ý sớm hơn với những bệnh nhân Covid-19, phân loại mức độ nặng đúng và sớm, tránh phát hiện các triệu chứng nặng muộn, gây khó khăn cho công tác điều trị. Từ đó, y bác sĩ giảm tải được lượng bệnh nhân cần phải can thiệp thở máy hoặc ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể); giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19 trong bối cảnh số ca nhiễm tăng rất cao mỗi ngày.

Điều trị cho bệnh nhân không triệu chứng cũng không phụ thuộc vào các máy móc đắt tiền như máy thở, oxy, ECMO, lọc máu… Theo phác đồ của Bộ Y tế, bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ được điều trị bằng cách vệ sinh mũi họng, giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý; súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường; giữ ấm; uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải. Bệnh nhân được đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết; hạ sốt khi sốt cao, dùng paracetamol; giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết.

Nếu có triệu chứng nôn, tiêu chảy nhiều, đặc biệt ở người già hoặc trẻ nhỏ, họ sẽ được theo dõi sát bù dịch và điện giải kịp thời, tránh mất nước và điện giải nặng dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Bộ Y tế cũng thay đổi thời gian điều trị và xuất viện rõ ràng, đầy đủ hơn. Thời gian điều trị bệnh nhân không có triệu chứng được giảm xuống, chỉ cần điều trị đủ thời gian và có tối thiểu 2 lần xét nghiệm PCR âm tính hoặc nồng độ virus rất thấp, theo bác sĩ Phúc.

Cụ thể, theo phác đồ của Bộ Y tế, có ba trường hợp xuất viện.

Người bệnh Covid-19 sẽ được xuất viện vào ngày thứ 10 kể từ lần cuối xét nghiệm dương tính nCoV khi đảm bảo các tiêu chí: Không có triệu chứng lâm sàng vòng 10 ngày này; Tối thiểu hai lần xét nghiệm âm tính nCoV liên tiếp cách nhau 24 giờ, hoặc nồng độ virus thấp (CT ≥ 30) trong vòng 24 giờ trước khi ra viện. Những trường hợp này không được công bố đã khỏi bệnh.

Nếu có triệu chứng lâm sàng trong vòng 10 ngày kể từ lần cuối xét nghiệm dương tính nCoV, người bệnh sẽ xuất viện vào ngày thứ 14 sau khi xét nghiệm dương tính nCoV với các tiêu chí tương tự. Những trường hợp này cũng không được công bố đã khỏi bệnh.

Nếu người bệnh được xuất viện sau 14 ngày kể từ lần cuối xét nghiệm dương tính nCoV, không còn triệu
chứng lâm sàng và có tối thiểu 3 lần xét nghiệm dương tính nCoV, họ được công bố khỏi bệnh.

Trong cả ba trường hợp, người bệnh tự cách ly, theo dõi 14 ngày tại nhà. Cơ sở y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương chịu trách nhiệm giám sát người bệnh.

Người bệnh sau ra viện cũng cần đo thân nhiệt tại nhà 2 lần một ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C trong hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu lâm sàng bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời. Bộ Y tế cũng để ngỏ vấn đề xét nghiệm cho người bệnh sau ra viện, việc áp dụng tùy vào năng lực và nguồn lực của các tỉnh.

“Theo tôi, hướng dẫn của Bộ Y tế thực sự kịp thời, rõ ràng và sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 hiện nay”, bác sĩ Phúc kết luận.

Chi Lê

[ad_2]

theo vnexpress đưa tin

Dịch vụ Y tế Khánh Hòa
Logo
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare