TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA

Hotline

0911 736 188

Thời gian vàng & Kỹ thuật bảo quản chi thể bị đứt lìa quyết định thành công cho vi phẫu “nối lại”

Lãnh đạo Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng (TT CTCH-B), BSCK2. Phạm Đình Thành – Trưởng khoa CTCH tổng quát, cho biết:

Ngày 27/5/2020 ekip phẫu thuật viên gồm BS Khanh – BS Minh – BS Nghĩa TT CTCH đã nối thành công bàn tay (T) bị đứt lìa của bệnh nhân Đoàn Văn Q. 54 tuổi, địa chỉ Ninh Hòa – Khánh Hòa, do tai nạn lao động, lưỡi máy cưa gỗ cắt. Sau 5 giờ vi phẫu thuật và 5 ngày theo dõi chăm sóc hậu phẫu, đến hôm nay bàn tay ấm, các móng tay hồng, vận động nhẹ các ngón tay được, đang chờ cắt chỉ và sẽ tập vận động để phục hồi chức năng bàn tay.
Tai nạn bị đứt chi, phần lớn là do đâm chém bằng vũ khí sắc bén, thứ đến là tai nạn lao động và một phần nhỏ là tai nạn giao thông. Để phẫu thuật đạt kết quả tốt trả lại chức năng cho chi thể bị đứt lìa thì “thời gian vàng” và cách “bảo quản chi thể” rất cần thiết và quan trọng.

Khi có bệnh nhân bị đứt chi nhập viện thì TT CTCH-B tiến hành báo động đỏ để huy động nguồn lực, đưa ngay bệnh nhân lên phòng mổ nhằm rút ngắn thời gian thiếu máu của chi bị đứt lìa và tiến hành phẫu thuật khi có kết quả xét nghiệm đánh giá về đông máu, tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, một số bệnh nhân và nhiều nơi tiếp nhận nạn nhân và bảo quản phần chi bị đứt không tốt, tức là cho tổ chức chi bị đứt lìa vào trực tiếp nước đá dẫn đến bỏng lạnh nên tổ chức mô bị tổn thương. Do đó khi nối vào chi thể khó sống.

Phương pháp BẢO QUẢN PHẦN CHI THỂ BỊ ĐỨT LÌA là không để trực tiếp chi đứt lìa vào thùng đá, cần rửa phần bị đứt bằng nước sạch và dùng gạc bó lại, sau đó bỏ vào 1-2 bao nilon sạch, cột lại và bỏ vào nước đá để bảo quản, nhằm không cho nước thấm vào làm hư mô.

Bên cạnh việc bảo quản thì “thời gian vàng” là thời gian kể từ khi chi bị đứt rời cho đển khi phần chi được cấp máu (không phải là thời gian từ khi bị thương đến khi đến bệnh viện) để cứu sống phần chi thể bị đứt lìa là càng sớm càng tốt. Nhưng tốt nhất vẫn là trước 6 giờ vì nếu đến muộn quá mà nối vào cơ thể thì độc chất ở chi hoại tử sẽ phóng thích vào máu, ảnh hưởng đế tính mạng bệnh nhân. Do vậy khi bệnh nhân đến trễ, thường BS dựa vào thời gian và tình trạng bệnh nhân phải giải thích và quyết định bỏ phần chi bị đứt hay bảo tồn?

Thời gian phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và tính chất của tổn thương và số lượng chi bị đứt. Trường hợp bị đứt nhiều ngón (nhiều chi thể) thì thời gian tăng lên và tiên lượng khó hơn vì kết hợp xương,mạch máu, thần kinh và khâu nối gân cơ phức tạp hơn.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Dịch vụ Y tế Khánh Hòa
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare