TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA

Hotline

0911 736 188

Bệnh tim mạch vành

Trái tim con người to cỡ 1 nắm tay và nặng khoảng 300g. Tim bơm Oxy và máu đến các cơ quan trong cơ thể của chún ta qua các mạch máu. Bệnh tim mạch là từ chung miêu tả các bệnh ảnh hưởng đến tim và các mạch máu.

Diễn biến tình trạng bệnh tim mạch vành.

Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị BMV ngày càng tăng lên và trẻ hóa. Trước đây, số bn bị BMV nặng thường rơi vào lứa tuổi trên 60, còn hiện nay nhiều bn chỉ mới ngoài 40 đã bị nhồi máu cơ tim , thậm chí bị tử vong. Đó là một dấu hiệu thật đáng lo. Theo thống kê của Hội Tim Mạch Học Việt Nam(6/2010) thì cứ 3 người VN trưởng thành, có 1 người bị mắc bệnh tim mạch – chủ yếu là bệnh mạch vành. Với tầng lớp trí thức và những người thành đạt, tỉ lệ này còn cao hơn nhiều.

Bệnh tim mạch vành 2
Ánh minh họa

Các bệnh liên quan tới tim mạch

Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người. Nếu bị bệnh tim mạch, tim và não có nguy cơ bị ảnh hưởng cao. 1 số bệnh tiêu biểu:

  Huyết áp cao: Huyết áp cao xuất hiện khi máu được đẩy đi trong mạch máu với áp suất cao. Khi huyết áp lên cao, thành mạch trở nên yếu và có thể gây ra các biến chứng như đột quỵ hay cơn đau tim.

  Đột quỵ: Đột quỵ khi một động mạch, cơ quan mang máu và ô-xy đến một phần nào đấy của tim bị chặn lại. Không có ô-xy, phần cơ này của tim không hoạt động và sẽ có cảm giác đau ở ngực.

  Suy tim: Tim khoẻ mạnh sẽ bơm máu đến khắp cơ thể. Một quả tim yếu sẽ không đủ khả năng làm việc bơm máu này một cách hiệu quả. Khi tim không bơm đủ máu, sẽ bị suy tim.

  Bệnh động mạch vành: Ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. Nếu động mạch bị nghẽn và dòng máu đưa vào tìm bị hạn chế, có thể gây ra cơn đau tim đột qụy, bệnh động mạch vành cũng có thể gây ra cơn đau ngực (chứng đau thắt ngực).

  Xơ vữa động mạch: Khi các mạch máu bị tắc bởi sự tích tụ cholesterol, chất béo và can-xi (còn được biết đến như là những mảng bám), đây chính là điều kiện dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Những mảng bám tạo thành trên thành của mạch máu, mạch máu trở nên kém mềm dẻo, và sự lưu thông trong mạch máu cũng kém hơn, làm dòng máu khó chảy qua. Đột quỵ hay cơn đau tim có thể xuất hiện nếu sự tích tụ mảng bám trở nên dày và mạch máu bị tắc nghẽn nên dòng máu không thể chảy qua được.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch vành

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành nhưng các chuyên gia đều thống nhất các nguyên nhân chính là do xơ vữa động mạch, huyết khối hoặc sự lắng đọng Can xi .   
Khi coleteron trong máu cao, các hạt mỡ sẽ bám vào thành động mạch, lâu dần tạo thành một lớp mỡ, làm hẹp lòng động mạch, cản trở dòng máu tới nuôi tim. Lớp mỡ đó trong y học gọi là xơ vữa động mạch.  

Bệnh tim mạch vành 3
Ảnh minh họa

Thẩm thấu và lắng đọng canxi: Tại viện nghiên cứu Y Hoá Học Phòng Ngừa của Nhật Bản khi phẫu thuật tim của những bệnh nhân chết vì bệnh tim mạch, người ta đã phát hiện ra chất vôi lấp đầy trong các cơ tâm, làm cho trái tim cứng như đá vậy 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:  

Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ bị BMV thì con dễ bị bệnh này.Có những dòng họ có rất nhiều người cùng bị BMV nặng. Có những gia đình, cả mấy anh em ruột cùng bị BMV
– Lứa tuổi, giới tính, hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, tiểu đường, cao huyết áp,béo phì, nghiện rượu bia, it hoạt động thể lực và stress, thường căng thẳng thần kinh cũng có nhiều nguy cơ bị BMV

Biểu hiện của bệnh mạch vành

Một số biểu hiện của bệnh tim mạch vành

Đau nhói ở ngực: (Tây y thường gọi là đau thắt ngực). Đây là điếm phản ứng hay gặp nhất ở BMV.Về vị trí , điểm nhói này thường hay gặp nhất là trên ngực trái, nhưng cũng có khi xuất hiện trên mỏm vai trái hoặc ở sau lưng bên trái.  

Tức ngực khó thở, nhiều lúc như bị hụt hơi  

Rất mệt khi hoạt động quá sức :Khi lao động hoặc tập luyện thể thao quá sức,hoặc khi phải chạy nhanh một vài trăm mét, khi leo dốc hoặc khi leo cầu thang lên tầng một, tầng hai,(đặc biệt leo lên cầu thang là rõ nhất)khi đó người mệt lả, tim đập dồn, chân như muốn khuỵu xuống…  

Đau đầu, chóng mặt hoặc buồn nôn đi kèm, có khi bị ngất xỉu….giống như hội chứng tiền đình, thực ra đây không phải là hội chứng tiền đình mà là thiếu máu lên não.  

Ngủ đêm thường hay bị chuột rút (vọp bẻ), có khi chỉ trở người nhẹ cũng bị rút đau cứng chân.  

 Dấu hiệu chung cho người bi BMV là giống như người giả đò : đang vui vẻ khoẻ mạnh thế mà làm việc gì nặng một tý là như người hết hơi, mệt rã rời… 

Tuy nhiên cũng có số ít người bị TMCT nhưng không hề có những biểu hiện bên ngoài như trên, những trường hợp này được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Phương Pháp chẩn đoán bệnh động mạch vành

1. Chẩn đoán thiếu máu cơ tim dựa vào việc khai thác triệu chứng đau ngực của bệnh nhân. Những dấu hiệu thể hiện tình trạng thiếu máu cơ tim yên lặng là những chỉ điểm khiến cho BS đi tìm thêm về nguyên nhân và phát hiện ra tình trạng thiếu máu cơ tim.

2. Chẩn đoán dựa vào điện tâm đồ. Tình trạng thiếu máu cơ tim làm thay đổi về tính chất diện học của tim. Điện tâm đồ có thể phát hiện được những thay đổi về điện học đó. Vì vậy, điện tâm đồ là một công cụ trong chẩn đoán thiếu máu cơ tim. Cũng cần lưu ý là có những tình trạng bệnh lý khác cũng có thể cho ra những dấu hiệu điện tâm đồ giống như thiếu máu cơ tim đã cho ra.

3. Siêu âm tim. Tình trạng thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng đến sự co bóp của tim. Thiếu máu cơ tim ở vùng nào thì cơ tim ở vùng đó sẽ bị rối loạn. Siêu âm tim là một phương tiện giúp cho BS thấy được sự co bóp của cơ tim. Vì vậy, những vùng giảm động do thiếu máu cơ tim gây ra sẽ được phát hiện bởi siêu âm tim.

4. Điện tâm đồ và siêu âm tim lúc gắng sức. Với tình trạng lòng động mạch vànhchỉ hẹp ở một mức độ vừa phải thì triệu chứng thiếu máu cơ tim chỉ xảy ra khi gắng sức. Nghĩa là bệnh nhân chỉ đau ngực khi gắng sức và những thay đổi về điện tâm đồ và về siêu âm tim chỉ xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức mà thôi.

Vì vậy, có những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà điện tâm đồ và siêu âm tim hoàn toàn bình thường. Trong những trường hợp này, điện tâm đồ họăc siêu âm tim thực hiện lúc gắng sức sẽ giúp chẩn đoán được tình trạng thiếu máu cơ tim.     

5. Xạ hình tưới máu cơ tim. Dùng chất đồng vị phóng xạ bơm vào mạch máu. Những vùng nào của cơ tim bị thiếu máu nuôi sẽ giảm hoặc không bắt được chất đồng vị phóng xạ. Dùng máy scan để phát hiện những vùng như vậy và chẩn đoán thiếu máu cơ tim.

6. Chụp động mạch vành chọn lọc, cản quang. Phương pháp này được xemlà tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh động mạch vành. Thông qua biện pháp này BS biết được tình trạng của hệ thống động mạch vành của bệnh nhân: hẹp, tắc, tại đâu, bao nhiêu mạch máu bị tổ thương…

7. Chụp CT đa lớp cắt. Phương tiện này giúp phát hiện tình trạng vôi hoá động mạch vành chứ không giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu cơ tim. Hiện nay phương tiện này chưa được công nhận trong qui trình chẩn đoán thiếu máu cơ tim

Điều trị bệnh tim mạch vành

Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

1. Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lipid máu, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…

2. Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: Aspirine,Clopidogrel…

3. Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch cũng là một phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiệu quả.

Điều trị can thiệp động mạch vành (nong rộng lòng động mạch, đặt khung giá đỡ trong lòng động mạch vành)

1. Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.

2. Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch vàng

1. Dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương nhiều chổ, tổn thương kéo dài… cho các trường hợp mà không thể can thiệp được động mạch vành.

 2. Đây là một cuộc mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ động mạch vành bị hẹp.

Vinh Nguyễn (tổng hợp)

Dịch vụ Y tế Khánh Hòa
Logo
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare