TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA

Hotline

0911 736 188

Tầm Soát Khiếm Thính Trẻ Sơ Sinh

Vì sao cần tầm soát thính lực sơ sinh?

Khiếm thính sơ sinh xảy ra ở tỷ lệ 1/1000 – 1/2000 trẻ sơ sinh, riêng trong nhóm trẻ có nguy cơ cao thì tỷ lệ trẻ sơ sinh khiếm thính có thể rất cao, từ 1/50 trẻ đến 1/25 trẻ sơ sinh.
Khiếm thính càng gây nhiều tác hại khi xảy ra càng sớm, vì bản chất của việc hình thành tiếng nói là một sự lặp lại những gì trẻ đã nghe. Không nghe được có nghĩa là trẻ sẽ không biết nói. Vì vậy trẻ khiếm thính cần được xử trí kịp thời và đúng cách để giảm bớt các ảnh hưởng bất lợi đến việc học tập, giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng, và phát triển thần kinh tâm lý. Trẻ sơ sinh nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nghe, nói và phát triển thần kinh tâm lý như người bình thường, nếu không có các triệu chứng khác kèm theo.

Những trẻ nào cần tầm soát khiếm thính sơ sinh?

Tất cả trẻ sơ sinh đều cần được tầm soát khiếm thính, vì hầu hết trẻ khiếm thính có vẻ ngoài hoàn toàn bình thường, nhưng nếu đợi đến lúc có triệu chứng rõ thì việc điều trị sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, thì có thể ưu tiên tầm soát khiếm thính cho nhóm trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ nhất, gồm những trẻ:
– Trẻ thiếu tháng (tuổi thai lúc sinh < 37 tuần),
– Trẻ quá ngày (tuổi thai lúc sinh > 42 tuần) và/hoặc già tháng,
– Trẻ yếu sau sinh, hoặc nhiễm khuẩn bào thai, hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (có triệu chứng nhiễm khuẩn trước 7 ngày tuổi),
– Trẻ có dị tật bẩm sinh bên ngoài.
– Trẻ của những người mẹ đã từng sẩy thai tự nhiên, hoặc người mẹ có tiền sử mắc phải một trong số các bệnh nhiễm khuẩn bào thai sau đây: Toxoplasma, Rubella, nhiễm virus hạt bám cự bào (CMV), Herpes.

phương pháp tầm soát thính lực sơ sinh

Nghiệm pháp đo điện âm ốc tai OAE: Bác sĩ đặt một máy nghe nhỏ và mềm có đầu bịt ở phần tai ngoài của bé, tai nghe này sẽ truyền âm thanh có tiếng lách cách vào tai. Khi tai nhận âm thanh, phần tai trong là ốc tai thường tạo ra âm thanh dội lại và âm thanh này được máy tầm soát thính lực ghi lại. Chỉ mất vài phút để làm thử nghiệm này.

Nghiệm pháp đo điện thính giác thân não ABR: Bác sĩ sử dụng ba miếng điện cực nhỏ được dán lên trán, bề mặt hai xương chũm và gáy của trẻ, rồi đặt một tai nghe nhỏ lên tai trẻ và truyền âm thanh có tiếng lách cách. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng tai trẻ đáp ứng âm thanh như thế nào.

Nghiệm pháp đo đáp ứng điện thính giác thân não ASSR: Âm thanh được kích thích thông qua các miếng điện cực được dán ở trán, bề mặt hai xương chũm và gáy của trẻ. Nhờ đó bác sĩ sẽ định dạng được thính lực đồ của trẻ với 7 loại sóng được mô tả với các tần số cụ thể hơn. Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp nhiều dữ liệu giá trị giúp bác sĩ đưa ra kết luận xem trẻ nên đeo máy trợ thính hay nên điều trị bằng phương pháp cấy ốc tai

Nghiệm pháp kích gợi thính giác vỏ não CAEP: Kết quả đo CAEP dùng để đánh giá khả năng tiếp nhận âm thanh của bệnh nhân. Sau khi đo điện âm ốc tai và đo đáp ứng điện thính giác thân não, nếu được chẩn đoán bị giảm thính lực thì bác sĩ thường cho bé đeo máy trợ thính. Nghiệm pháp đo điện thính giác không thể cho biết bệnh nhân có khả năng nghe được những âm thanh mà máy trợ thính khuếch đại hay không. Tuy nhiên nghiệm pháp đánh giá vỏ não thì hoàn toàn có thể. Đây là một giải pháp phù hợp trong việc xác định sự phản ứng thần kinh của bệnh nhân với các tín hiệu âm thanh được phát ra từ máy trợ thính.

Quy trình tầm soát thính lực sơ sinh tại trung tâm dịch vụ y tế bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa

– Tư vấn trước tầm soát
Các bác sĩ chuyên khoa Sản, Nhi tư vấn cho sản phụ về lợi ích của việc tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh
– Kiểm tra thính lực
Nhân viên và/hoặc gia đình sẽ đưa bé đến “Phòng kiểm tra thính lực sơ sinh” để thực hiện kỹ thuật. Trung bình cần khoảng 10- 30 phút cho một lượt kiểm tra.
– Tư vấn sau tầm soát
     + 
Nếu bé có kết quả tầm soát (-), các bà mẹ có thể yên tâm về thính lực lúc sinh của bé.
      + Nếu bé có kết quả tầm soát nghi ngờ, các bà mẹ được hướng dẫn gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được tư vấn thêm và hướng dẫn các bước kế tiếp.
– Chẩn đoán xác định khiếm thính sơ sinh
Khi nghi ngờ khiếm thính, các bé sẽ được hẹn trở lại bệnh viện lúc được 15-30 ngày tuổi để kiểm tra.

Thời gian tầm soát khiếm thính để đạt kết quả tốt nhất

– Tầm soát khiếm thính thường quy cho các bé vừa chào đời được 2 ngày tuổi trở lên (sau 48 giờ); – Đối với các bé sinh mổ có gây mê sẽ được đo chậm hơn khoảng 3- 4 ngày sau sinh;

– Đối với các bé sinh mổ có gây mê sẽ được đo chậm hơn khoảng 3- 4 ngày sau sinh;

Hoặc trước khi xuất viện hoặc hai tuần sau sinh, nhưng không được quá ba tháng tuổi.

Dịch vụ Y tế Khánh Hòa
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare