TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA

Hotline

0911 736 188

Hệ tuần hoàn những điều bạn chưa biết

Hệ tuần hoàn có chức năng chính là vận chuyển máu, mang chất dinh dưỡng, dưỡng khí và kích thích sắc tố đến và đi từ các tế bào khắp cơ thể. Nhưng có những điều thú vị mà mọi người ít biết đến về nó.

 1. Hệ tuần hoàn cực kì dài

 Nếu trải hết động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người trưởng thành ra, chúng sẽ có độ dài vào khoảng 100.000 km (gấp gần 2,5 lần chu vi trái đất). Thêm vào đó, mao mạch, loại mạch máu nhỏ nhất, sẽ chiếm khoảng tầm 80% độ dài này.

2. Các tế bào hồng cầu phải ‘chui’ qua mạch máu

Các mao mạch rất nhỏ, trung bình đường kính của chúng bằng khoảng  8 micron, tương đương 1/3000 inch, hay bằng khoảng 1/10 đường kính một sợi tóc. Tế bào hồng cầu có kích cỡ bằng mao mạch chúng đi qua nên các tế bào hồng cầu phải di chuyển theo hàng một trong mao mạch. Tuy vậy, một vài mao mạch còn nhỏ hơn cả tế bào hồng cầu, bắt buộc các tế bào phải béo méo để có thể đi qua mao mạch.

 3. Nhịp tim càng chầm khi cơ thể càng lớn

Có một quy luật tự nhiên ở động vật: nhịp tim có quan hệ tỉ lệ nghịch với kích cỡ cơ thể, nói cách khác, con vật nào càng lớn thì nhịp tim của nó càng chậm. Một người trưởng thành có nhịp tim trung bình vào khoảng 75 nhịp đập một phút, tương tự như ở một con người trưởng thành.

 Một con cá voi xanh, với kích cỡ bằng với cả chiếc xe hơi, chỉ có nhịp đập cỡ 5 nhịp một phút. Trong khi đó, một con chuột chù có nhịp đập tim khoảng 1000 nhịp một phút.

4. Cơ tim có tính tự động 

Cơ tim có thể co bóp mà không cần sự điều khiển của cơ thể.  Chẳng có gì lạ nếu bạn tách một quả tim một con vật ra khỏi cơ thể mà nó vẫn đập. Hay thậm chí, chỉ cần một mẫu cơ tim, sau khi tách khỏi cơ thể, nuôi trong môi trường dinh dưỡng vẫn sẽ co bóp theo nhịp.

 Điều kì quái này xảy ra vì trái tim tự tạo ra xung điện riêng của mình, khiến cho nó có thể đập được. Miễn là tim nhận được oxy, nó vẫn sẽ tiếp tục đập, kể cả khi đã bị tách ra khỏi phần còn lại của cơ thể.

 5. Con người đã nghiên cứu về hệ tuần hoàn trong hàng ngàn năm

 Những ghi chép sớm nhất về hệ tuần hoàn được tìm thấy trên Eber Papyrus, một tài liệu y học của Ai Cập cổ đại có niên đại từ thế kỉ thứ 16 trước Công nguyên. Tài liệu nói về một kết nối sinh lý giữa trái tim và các động mạch, cụ thể là khi một người hít thở không khí vào phổi, không khí sẽ đi vào tim và chảy vào các động mạch. Tuy vậy nó lại không đề cập gì đến vai trò của các tế bào hồng cầu.

 Một điều thú vị nữa là, người dân Ai Cập cổ đại là những người quy tâm: họ cho rằng trái tim – thay vì não bộ – là nguồn gốc của cảm xúc, trí tuệ và kí ức. Thực tế, trong quá trình làm xác ướp, người Ai Cập cổ đại lấy tim và các nội tạng khác ra khỏi cơ thể rồi cẩn thận lưu giữ, trong khi não bộ bị lôi ra qua mũi rồi loại bỏ.

 6.Con người quan niệm về cấu trúc hệ tuần hoàn không chính xác trong 1500 năm

 Vào thế kỉ thứ 2, các nhà vật lý học Hy Lạp và nhà triết học Galen từ Pergamon đã xây dựng được một mô hình hệ tuần hoàn đáng tin cậy. Ông tin rằng hệ thống tuần hoàn liên quan đến tĩnh mạch (màu đỏ thẫm) và động mạch (màu đỏ tươi) và hai loại mạch này có những chức năng khác nhau.

 Tuy vậy, ông cũng đề xuất rằng hệ tuần hoàn gồm có hai hệ thống phân phối máu một chiều (thay vì một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất), rằng gan là bộ phận sản xuất ra máu mà cơ thể sử dụng. Ông cũng cho rằng trái tim là một cơ quan hút máu chứ không phải cơ quan bơm máu.

 Lý thuyết của Galen được phổ biến rộng rãi trong y học phương Tây cho đến tận năm 1600, khi nhà vật lý học người Anh William Henry đưa ra một mô hình hệ tuần hoàn chuẩn xác hơn.

 7. Các tế bào hồng cầu rất đặc biệt

Hệ tuần hoàn những điều bạn chưa biết 2
Ành minh họa – Hồng cầu

 Khác với hầu hết các tế bào khác trong cơ thể, tế bào hồng cầu không có nhân. Do thiếu cấu trúc lớn này, mỗi tế bào hồng cầu đều có thêm khoảng trống để mang lượng oxy cơ thể cần. Nhưng do không có hạt nhân, các tế bào không thể tự phân chia hay tổng hợp thành phần tế bào mới.

 Sau khi lưu thông trong cơ thể khoảng 120 ngày, một tế bào hồng cầu sẽ chết vì lão hóa hoặc hư hỏng. Nhưng đừng lo lắng, tủy sống của bạn liên tục sản xuất tế bào hồng cầu để thay thế những cái cũ.

 8. Kết thúc một mối quan hệ có thể làm trái tim ‘tan nát’

 Điều này không chỉ đúng về mặt tình cảm, nó còn đúng trên góc độ khoa học. Theo nghiên cứu, khi một mối quan hệ tan vỡ, cơ thể trái qua quá trình stress tâm lý, và đáp ứng lại với quá trìn này bằng cách tăng gánh hệ tuần hoàn, tăng tưới máu cơ quan. Đồng nghĩa với việc tim và hệ mạch máu phải làm việc với công suất lớn hơn. Nếu đáp ứng mạnh, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng như khó thở, tức ngực, hồi hộp, đánh trống ngực…Stress này không gây tan vỡ tim ngay, nhưng có ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch.

9. Máu người có nhiều màu

 Loại máu giàu oxy chảy qua động mạch và mao mạch của bạn có màu đỏ tươi. Sau khi đưa oxy đến các mô cơ thể, máu bạn chuyển thành màu đỏ sậm và quay trở về tim qua tĩnh mạch.

 Bạn có thể nhìn tĩnh mạch màu xanh dương qua da, nhưng đó không phải vì máu có màu xanh dương. Màu tĩnh mạch ‘đánh lừa’ mắt chúng ta do các bước sóng ánh sáng với độ dài khác nhau xuyên qua da, được hấp thụ và phản chiếu lại về mắt. Chỉ có ánh sáng với năng lượng cao (màu xanh dương) mới có thể đi từ tĩnh mạch đến mắt bạn và ngược lại.

 Tuy vậy, cũng không thể nói rằng máu không bao giờ có màu xanh dương. Màu máu của hầu hết các động vật thân mềm và một số các động vật chân khớp không có hemoglobin – huyết sắc tố cung cấp cho con người màu máu đỏ. Thay vào đó, máu của chúng có hemocyanin. Điều này khiến cho máu của một số loài vật có màu xanh dương khi được oxy hóa.

 10. Sống trong không gian gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

 Con người, từ thuở sơ khai, tồn tại và thích nghi trong môi trường trọng lực của trái đất, và cấu tạo hệ tuần hoàn cũng không nằm ngoài sự thích nghi đó. Thể hiện rõ nhất bằng việc huyết áp chi trên thường thấp hơn chi dưới, khi nằm thường thấp hơn khi đứng. Ngoài ra, vì máu có xu hướng bị kéo bởi trọng lực, nên hệ tĩnh mạch có hệ thống van 1 chiều, giúp dòng máu lưu thông ổn định trong cơ thể. Khi ra ngoài không gian, sự thích nghi này bị đảo lộn do trọng lực bị triệt tiêu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.

Vinh Nguyễn (tổng hợp)

Dịch vụ Y tế Khánh Hòa
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Cameras (0)
  • Phones (0)
Compare